Đăng Nhập
Latest topics
Tìm kiếm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 151 thành viênChúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: dichcongchungnhanh
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 262 in 193 subjects
Thống Kê
Hiện có 8 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 8 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 88 người, vào ngày Fri Nov 08, 2024 3:26 am
Viết như là dịch thuật (phần 1)
Diễn đàn dịch thuật :: Giao lưu - Học hỏi :: Suy nghĩ về dich thuật và nghề dich :: Suy nghĩ về dịch thuật
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Viết như là dịch thuật (phần 1)
Nếu nói dịch thuật là quan trọng, chắc ít ai phản đối, nhưng nếu nói người dịch chỉ là kẻ ăn theo tác giả, có lẽ số người đồng ý cũng không ít hơn. "Con khỉ của nhà văn" - đó là danh hiệu mà mà Gabriel Marquez, chủ nhân giải Nobel 1982, ban tặng cho các dịch giả, những người đã chuyển cuốn tiểu thuyết Cien anos de soledad của ông sang hàng trăm thứ tiếng khác nhau trên thế giới.
Không phải vô cớ mà dịch giả Nguyễn Trung Đức, "con khỉ" của bản Trăm năm cô đơn, trước khi mất, từng nhắc đến danh hiệu này với ít nhiều thích thú. Cách diễn đạt đầy chất văn chương của Marquez không chỉ độc đáo mà còn nhân từ, thậm chí quá nhân từ so với những gì các dịch giả thường được nghe từ miệng các nhà văn. Khi còn làm biên tập viên nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân, tôi thường được nghe nhiều người, trong đó có cả, và nhất là các nhà văn, nói: "Bọn dịch giả các cậu sướng thật. Người ta sáng tác sẵn, các cậu chỉ cần chuyển ngữ là xong, có tiền tiêu!".
Và tiền nhuận bút dịch đâu phải ít: Theo quy định của nhà nước, tuỳ theo chất lượng và thể loại, nhuận bút dịch có thể tới 75% nhuận bút sáng tác. Nghe quả thật sướng tai! Một nhà văn đương đại tên tuổi thì nhận định: "Phàm những thằng biết ngoại ngữ đều không thể sáng tác hay được. Nếu sáng tác hay được thì hãy tự sáng tác đi, cần gì phải chọn kiểu ăn sẵn!" Ông không nói hết, nhưng đám dịch giả cần phải hiểu hết: Các anh chỉ là lũ kí sinh, cả đời chỉ làm mỗi việc "chuyển ngữ" tác phẩm của người khác để lấy tiền!
Nhưng tất cả những điều kể trên vẫn là chuyện nhỏ so với những lỗi lầm tày trời mà dịch giả nào cũng không ngừng phạm phải. Nếu là thi sĩ "nghĩa là ru với gió", thì là dịch giả nghĩa là nghe mắng mỏ. Giáo sư Harry Aveling, trường Đại học La Trobe, Melbourne, Australia viết trong tiểu luận "Mistakes" in Translation: A Functionalist Approach: "Các dịch giả luôn luôn bị chỉ trích vì những lỗi lớn nhỏ nhiều không kể xiết. Tất cả những ai làm nghề này đều biết rõ điều đó. Chúng ta làm việc quần quật hàng năm trời, với mọi khả năng tinh tế và sự cẩn trọng, chỉ để nhận được những câu nhận xét đại loại: "Anh bỏ mất của tôi một dấu phẩy ở trang 45", "loại chim này thuộc họ bồ câu chứ đâu phải thuộc họ ác là" hoặc "thể giả định là một trong những đặc điểm nổi bật trong phong cách tác giả, nhưng anh đã không chuyển được sang bản dịch".
So với những lời này, danh hiệu "con khỉ" đúng là vinh dự hơn nhiều, vì dù sao nó cũng mang dáng dấp nghệ sĩ! Nguyễn Trung Đức tâm đắc với cái danh hiệu do Marquez tặng quả cũng có lí của ông!
Thái độ trịch thượng đối với dịch thuật xuất phát từ một quan niệm phổ biến, cho rằng viết văn là công việc của cảm hứng sáng tạo, trong đó nhà văn đóng vai trò của Thượng Đế: Anh/chị ta tạo nên một tác phẩm trọn vẹn và người đọc chỉ việc thưởng thức, còn giữa họ, người dịch chỉ đơn thuần là kẻ trung gian. Theo quan điểm này, dịch thuật vừa dễ dàng hơn, vừa ít sáng tạo hơn so với sáng tác.
Là một người luôn luôn phải phân thân giữa viết và dịch, từ lâu lắm tôi đã lờ mờ nhận thức được rằng đó là một quan niệm sai lầm. Nhưng sai lầm ở chỗ nào? Tôi xin mô tả lại những suy nghĩ, đúng hơn là những thay đổi trong suy nghĩ, của mình về công việc dịch thuật, theo một trật tự thời gian. Chính sự thay đổi ấy là điều tôi muốn chia xẻ với bạn đọc trong tiểu luận này.
Đầu tiên, tôi nhận thấy đòi hỏi về tính chuyên nghiệp của dịch thuật. Tất cả những ai từng dịch thuật đều biết rằng dịch thuật không hề dễ dàng hơn, và đôi khi còn khó khăn hơn nhiều so với sáng tác. Trên thực tế, nhiều người học hành rất ít vẫn có thể viết được một bài thơ, một truyện ngắn sạch nước cản, nhưng không ai có thể trở thành dịch giả nếu thiếu sự chuẩn bị công phu. Lí do dễ thấy là muốn trở thành dịch giả, người ta phải mất nhiều năm để nắm vững một ngoại ngữ, phải có một vốn kiến thức văn hoá rộng lớn và sự tinh tế cá nhân, và phải thông thạo tiếng mẹ đẻ. Yêu cầu về sự tinh thông tiếng mẹ đẻ đối với dịch giả dường như gay gắt hơn nhiều so với người sáng tác: Có nhiều người sáng tác rất trơn chu, nhưng hễ bắt tay vào dịch là văn trở nên ngây ngô, khô cứng, thậm chí tối nghĩa. Những lập luận này tôi cũng được nghe nhiều người nói, và không phải là không thuyết phục, nhưng nó không làm thay đổi được thái độ của xã hội về dịch thuật.
Rồi tôi nhận thấy đòi hỏi về tính sáng tạo của dịch thuật. Điều này cũng đã nhiều người khẳng định: Dịch thuật không hề kém sáng tạo hơn so với sáng tác. Công việc dịch thuật dường như có ba cấp độ, và tương ứng với ba cấp độ ấy, dịch giả đồng thời phải là nhà ngôn ngữ, nhà văn hoá và nhà tâm lí.
Cấp độ thứ nhất mang tính ngôn ngữ. Để hiểu một ngôn ngữ thì người ta phải học về ngữ nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ cũng các mối liên hệ của chúng trong một hệ thống nhất định. Người dịch phải hiểu không phải một, mà hai ngôn ngữ. Anh/chị ta phải học về ngữ nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ cùng các mối liên hệ của chúng trong hai hệ thống ngôn ngữ khác nhau. Người dịch cũng không thể dừng lại ở đó. Anh/chị ta phải có khả năng so sánh, đối chiếu hai hệ thống ngôn ngữ để tìm cách biểu đạt ít nhiều "tương đương".
Cấp độ thứ hai mang tính văn hoá. Để hiểu được văn bản người ta còn phải học văn hoá. Người ta có thể biết tất cả mọi từ, nắm vững mọi hiện tượng ngữ pháp trong một câu mà vẫn không hiểu câu đó gì. Một tài liệu chuyên môn trong nghề hàng hải, chẳng hạn, là một tập hợp những câu bí hiếm đối với người không hiểu biết về ngành hàng hải. Nhưng không phải chỉ có những văn bản chuyên ngành mới gây khó khăn cho việc tiếp nhận. Khó khăn lớn nhất là các điển tích. Mọi văn bản đều chứa đựng những điển tích. Điển tích có thể nằm trong sách vở hay trong cuộc sống. Thuật ngữ chuyên môn, từ lóng đều là những dạng điển tích khác nhau. Và nói cho cùng thì mỗi từ là một điển tích. Tôi đã viết một bài tiểu luận dài về chủ đề này, ở đây chỉ xin nói rằng người ta không thể sử dụng điển tích một cách chính xác nếu không biết về nó. Với một người Mĩ không hề biết Truyện Kiều, câu nói "Gã Sở Khanh ấy" không khác câu "Thằng John ấy". Nhưng mọi chuyện sẽ khác hẳn nếu anh đã đọc, đã nhớ, đã yêu tác phẩm của Nguyễn Du. Khả năng khám phá và sử dụng các điển tích, nói cho cùng, chính là bản chất của cái mà ta quen gọi là "vốn văn hoá".
Cấp độ thứ ba tôi xin gọi là cấp độ tâm lí, mặc dù nó tinh tế và phức tạp hơn nhiều. Trên thực tế, ngay cả khi đã tinh thông ngôn ngữ và có vốn văn hoá sâu rộng, người ta vẫn có thể dịch rất dở. Vấn đề là ở chỗ trong nhiều trường hợp người dịch không phán đoán được, hoặc phán đoán sai lầm phản ứng của người đọc. Tôi lấy làm một ví dụ tên bộ phim của một đạo diễn Trần Anh Hùng, Mùa hè chiều thẳng đứng. Tên tiếng Pháp của nó là A la verticale de l'été. Vì tên phim trong cả hai thứ tiếng đều do tác giả đặt, nên ta không thể bàn về sự chính xác vốn đã rất tương đối trong dịch thuật. Ở đây tôi chỉ muốn bàn về sự khác nhau giữa chúng. Tên phim trong tiếng Pháp rất rõ ràng, trong khi đó cái tên tiếng Việt lại có một sự mập mờ - sự mập mờ mà theo tôi đã làm cho cái tên tiếng Việt đẹp hơn trong tiếng Pháp. Sự mập mờ nằm ở chữ "chiều". Mùa hè chiều thẳng đứng. Khi chưa biết tên phim bằng tiếng Pháp, tôi nghĩ "chiều" là "buổi chiều". Thật đẹp, buổi chiều thẳng đứng. Một buổi chiều thẳng đứng mùa hè. Cái tên gợi rất nhiều suy nghĩ, bởi nó nó rất thơ, rất triết, và nhất là nó rất khác thường. Tôi đã thử hỏi rất nhiều người và nhiều người trong số họ cũng nghĩ "chiều" ở đây là một buổi chiều. Cái tên còn gợi mở hơn nữa vì "chiều" cũng có thể hiểu là "phương". Thú thật, tôi đã hơi thất vọng khi biết, nhờ cái tên tiếng Pháp, rằng "chiều" chỉ đơn thuần là từ "phương". Cái tên tiếng Pháp chỉ đơn thuần là "Phương thẳng đứng của mùa hè", hay "Mùa hè phương thẳng đứng". Cho đến bay giờ, tôi vẫn muốn tin rằng sự mập mờ trong cái tên tiếng Việt là cố ý, rằng đó là sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên, điều rút ra ở đây lại là tầm quan trọng của những phán đoán tâm lí. Một dịch giả giỏi là phải lường trước được những phản ứng tâm lí của người đọc khi đọc những dòng chữ của mình, để gợi lên ở họ những xúc cảm thẩm mĩ mong muốn, hay ít nhất để tránh cho họ những hiểu lầm
Ngồn: http://ngonngu.net/index.php?p=339
Không phải vô cớ mà dịch giả Nguyễn Trung Đức, "con khỉ" của bản Trăm năm cô đơn, trước khi mất, từng nhắc đến danh hiệu này với ít nhiều thích thú. Cách diễn đạt đầy chất văn chương của Marquez không chỉ độc đáo mà còn nhân từ, thậm chí quá nhân từ so với những gì các dịch giả thường được nghe từ miệng các nhà văn. Khi còn làm biên tập viên nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân, tôi thường được nghe nhiều người, trong đó có cả, và nhất là các nhà văn, nói: "Bọn dịch giả các cậu sướng thật. Người ta sáng tác sẵn, các cậu chỉ cần chuyển ngữ là xong, có tiền tiêu!".
Và tiền nhuận bút dịch đâu phải ít: Theo quy định của nhà nước, tuỳ theo chất lượng và thể loại, nhuận bút dịch có thể tới 75% nhuận bút sáng tác. Nghe quả thật sướng tai! Một nhà văn đương đại tên tuổi thì nhận định: "Phàm những thằng biết ngoại ngữ đều không thể sáng tác hay được. Nếu sáng tác hay được thì hãy tự sáng tác đi, cần gì phải chọn kiểu ăn sẵn!" Ông không nói hết, nhưng đám dịch giả cần phải hiểu hết: Các anh chỉ là lũ kí sinh, cả đời chỉ làm mỗi việc "chuyển ngữ" tác phẩm của người khác để lấy tiền!
Nhưng tất cả những điều kể trên vẫn là chuyện nhỏ so với những lỗi lầm tày trời mà dịch giả nào cũng không ngừng phạm phải. Nếu là thi sĩ "nghĩa là ru với gió", thì là dịch giả nghĩa là nghe mắng mỏ. Giáo sư Harry Aveling, trường Đại học La Trobe, Melbourne, Australia viết trong tiểu luận "Mistakes" in Translation: A Functionalist Approach: "Các dịch giả luôn luôn bị chỉ trích vì những lỗi lớn nhỏ nhiều không kể xiết. Tất cả những ai làm nghề này đều biết rõ điều đó. Chúng ta làm việc quần quật hàng năm trời, với mọi khả năng tinh tế và sự cẩn trọng, chỉ để nhận được những câu nhận xét đại loại: "Anh bỏ mất của tôi một dấu phẩy ở trang 45", "loại chim này thuộc họ bồ câu chứ đâu phải thuộc họ ác là" hoặc "thể giả định là một trong những đặc điểm nổi bật trong phong cách tác giả, nhưng anh đã không chuyển được sang bản dịch".
So với những lời này, danh hiệu "con khỉ" đúng là vinh dự hơn nhiều, vì dù sao nó cũng mang dáng dấp nghệ sĩ! Nguyễn Trung Đức tâm đắc với cái danh hiệu do Marquez tặng quả cũng có lí của ông!
Thái độ trịch thượng đối với dịch thuật xuất phát từ một quan niệm phổ biến, cho rằng viết văn là công việc của cảm hứng sáng tạo, trong đó nhà văn đóng vai trò của Thượng Đế: Anh/chị ta tạo nên một tác phẩm trọn vẹn và người đọc chỉ việc thưởng thức, còn giữa họ, người dịch chỉ đơn thuần là kẻ trung gian. Theo quan điểm này, dịch thuật vừa dễ dàng hơn, vừa ít sáng tạo hơn so với sáng tác.
Là một người luôn luôn phải phân thân giữa viết và dịch, từ lâu lắm tôi đã lờ mờ nhận thức được rằng đó là một quan niệm sai lầm. Nhưng sai lầm ở chỗ nào? Tôi xin mô tả lại những suy nghĩ, đúng hơn là những thay đổi trong suy nghĩ, của mình về công việc dịch thuật, theo một trật tự thời gian. Chính sự thay đổi ấy là điều tôi muốn chia xẻ với bạn đọc trong tiểu luận này.
Đầu tiên, tôi nhận thấy đòi hỏi về tính chuyên nghiệp của dịch thuật. Tất cả những ai từng dịch thuật đều biết rằng dịch thuật không hề dễ dàng hơn, và đôi khi còn khó khăn hơn nhiều so với sáng tác. Trên thực tế, nhiều người học hành rất ít vẫn có thể viết được một bài thơ, một truyện ngắn sạch nước cản, nhưng không ai có thể trở thành dịch giả nếu thiếu sự chuẩn bị công phu. Lí do dễ thấy là muốn trở thành dịch giả, người ta phải mất nhiều năm để nắm vững một ngoại ngữ, phải có một vốn kiến thức văn hoá rộng lớn và sự tinh tế cá nhân, và phải thông thạo tiếng mẹ đẻ. Yêu cầu về sự tinh thông tiếng mẹ đẻ đối với dịch giả dường như gay gắt hơn nhiều so với người sáng tác: Có nhiều người sáng tác rất trơn chu, nhưng hễ bắt tay vào dịch là văn trở nên ngây ngô, khô cứng, thậm chí tối nghĩa. Những lập luận này tôi cũng được nghe nhiều người nói, và không phải là không thuyết phục, nhưng nó không làm thay đổi được thái độ của xã hội về dịch thuật.
Rồi tôi nhận thấy đòi hỏi về tính sáng tạo của dịch thuật. Điều này cũng đã nhiều người khẳng định: Dịch thuật không hề kém sáng tạo hơn so với sáng tác. Công việc dịch thuật dường như có ba cấp độ, và tương ứng với ba cấp độ ấy, dịch giả đồng thời phải là nhà ngôn ngữ, nhà văn hoá và nhà tâm lí.
Cấp độ thứ nhất mang tính ngôn ngữ. Để hiểu một ngôn ngữ thì người ta phải học về ngữ nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ cũng các mối liên hệ của chúng trong một hệ thống nhất định. Người dịch phải hiểu không phải một, mà hai ngôn ngữ. Anh/chị ta phải học về ngữ nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ cùng các mối liên hệ của chúng trong hai hệ thống ngôn ngữ khác nhau. Người dịch cũng không thể dừng lại ở đó. Anh/chị ta phải có khả năng so sánh, đối chiếu hai hệ thống ngôn ngữ để tìm cách biểu đạt ít nhiều "tương đương".
Cấp độ thứ hai mang tính văn hoá. Để hiểu được văn bản người ta còn phải học văn hoá. Người ta có thể biết tất cả mọi từ, nắm vững mọi hiện tượng ngữ pháp trong một câu mà vẫn không hiểu câu đó gì. Một tài liệu chuyên môn trong nghề hàng hải, chẳng hạn, là một tập hợp những câu bí hiếm đối với người không hiểu biết về ngành hàng hải. Nhưng không phải chỉ có những văn bản chuyên ngành mới gây khó khăn cho việc tiếp nhận. Khó khăn lớn nhất là các điển tích. Mọi văn bản đều chứa đựng những điển tích. Điển tích có thể nằm trong sách vở hay trong cuộc sống. Thuật ngữ chuyên môn, từ lóng đều là những dạng điển tích khác nhau. Và nói cho cùng thì mỗi từ là một điển tích. Tôi đã viết một bài tiểu luận dài về chủ đề này, ở đây chỉ xin nói rằng người ta không thể sử dụng điển tích một cách chính xác nếu không biết về nó. Với một người Mĩ không hề biết Truyện Kiều, câu nói "Gã Sở Khanh ấy" không khác câu "Thằng John ấy". Nhưng mọi chuyện sẽ khác hẳn nếu anh đã đọc, đã nhớ, đã yêu tác phẩm của Nguyễn Du. Khả năng khám phá và sử dụng các điển tích, nói cho cùng, chính là bản chất của cái mà ta quen gọi là "vốn văn hoá".
Cấp độ thứ ba tôi xin gọi là cấp độ tâm lí, mặc dù nó tinh tế và phức tạp hơn nhiều. Trên thực tế, ngay cả khi đã tinh thông ngôn ngữ và có vốn văn hoá sâu rộng, người ta vẫn có thể dịch rất dở. Vấn đề là ở chỗ trong nhiều trường hợp người dịch không phán đoán được, hoặc phán đoán sai lầm phản ứng của người đọc. Tôi lấy làm một ví dụ tên bộ phim của một đạo diễn Trần Anh Hùng, Mùa hè chiều thẳng đứng. Tên tiếng Pháp của nó là A la verticale de l'été. Vì tên phim trong cả hai thứ tiếng đều do tác giả đặt, nên ta không thể bàn về sự chính xác vốn đã rất tương đối trong dịch thuật. Ở đây tôi chỉ muốn bàn về sự khác nhau giữa chúng. Tên phim trong tiếng Pháp rất rõ ràng, trong khi đó cái tên tiếng Việt lại có một sự mập mờ - sự mập mờ mà theo tôi đã làm cho cái tên tiếng Việt đẹp hơn trong tiếng Pháp. Sự mập mờ nằm ở chữ "chiều". Mùa hè chiều thẳng đứng. Khi chưa biết tên phim bằng tiếng Pháp, tôi nghĩ "chiều" là "buổi chiều". Thật đẹp, buổi chiều thẳng đứng. Một buổi chiều thẳng đứng mùa hè. Cái tên gợi rất nhiều suy nghĩ, bởi nó nó rất thơ, rất triết, và nhất là nó rất khác thường. Tôi đã thử hỏi rất nhiều người và nhiều người trong số họ cũng nghĩ "chiều" ở đây là một buổi chiều. Cái tên còn gợi mở hơn nữa vì "chiều" cũng có thể hiểu là "phương". Thú thật, tôi đã hơi thất vọng khi biết, nhờ cái tên tiếng Pháp, rằng "chiều" chỉ đơn thuần là từ "phương". Cái tên tiếng Pháp chỉ đơn thuần là "Phương thẳng đứng của mùa hè", hay "Mùa hè phương thẳng đứng". Cho đến bay giờ, tôi vẫn muốn tin rằng sự mập mờ trong cái tên tiếng Việt là cố ý, rằng đó là sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên, điều rút ra ở đây lại là tầm quan trọng của những phán đoán tâm lí. Một dịch giả giỏi là phải lường trước được những phản ứng tâm lí của người đọc khi đọc những dòng chữ của mình, để gợi lên ở họ những xúc cảm thẩm mĩ mong muốn, hay ít nhất để tránh cho họ những hiểu lầm
Ngồn: http://ngonngu.net/index.php?p=339
phuclord- Tổng số bài gửi : 20
Join date : 20/08/2008
Similar topics
» Dịch vụ dịch thuật văn bản của công ty dịch thuật nhanh.
» Dịch tài liệu kỹ thuật Anh - Việt
» Các bạn tham khảo một số từ ngữ thương mại- tài chính nhé
» DỊCH VỤ DỊCH THUẬT CHUYÊN NGHIỆP
» Dịch Thuật Tiếng Anh Xây Dựng
» Dịch tài liệu kỹ thuật Anh - Việt
» Các bạn tham khảo một số từ ngữ thương mại- tài chính nhé
» DỊCH VỤ DỊCH THUẬT CHUYÊN NGHIỆP
» Dịch Thuật Tiếng Anh Xây Dựng
Diễn đàn dịch thuật :: Giao lưu - Học hỏi :: Suy nghĩ về dich thuật và nghề dich :: Suy nghĩ về dịch thuật
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mon Jul 07, 2014 2:28 pm by hgp.tuyetngoc
» Dịch vụ dịch thuật văn bản của công ty dịch thuật nhanh.
Mon Jul 07, 2014 2:23 pm by hgp.tuyetngoc
» Những yếu tố quyết định sự chính xác cao của bản dịch văn bản.
Mon Jul 07, 2014 1:34 pm by hgp.tuyetngoc
» Phần Mềm Dịch Thuật Y Khoa - Bước Đột Phá Mới Của Công Nghệ
Sat Jun 28, 2014 10:54 am by Đăng Diệu Thảo Ly
» Dịch Tài Liệu Nhanh - Chính Xác - Tiết Kiệm
Sat Jun 28, 2014 8:17 am by Đăng Diệu Thảo Ly
» Khi Ngoại Ngữ Trở Nên Quan Trọng, Bạn Cần Những Gì?
Thu Jun 26, 2014 9:56 am by hgp.lanphuong
» Tìm Hiểu Về Nghề Dịch Thuật Freelance Tại Việt Nam
Thu Jun 26, 2014 9:49 am by hgp.lanphuong
» Dich Thuật Anh Việt Online - Kết Nối Thế Giới Trong Tầm Tay
Sat Jun 21, 2014 9:47 am by Đăng Diệu Thảo Ly
» Dịch Thuật Tiếng Anh Xây Dựng
Wed Jun 18, 2014 3:57 pm by Đăng Diệu Thảo Ly