Diễn đàn dịch thuật
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
» Dịch tài liệu chuyên ngành trong công ty dịch thuật
Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt(phần 2) EmptyMon Jul 07, 2014 2:28 pm by hgp.tuyetngoc

» Dịch vụ dịch thuật văn bản của công ty dịch thuật nhanh.
Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt(phần 2) EmptyMon Jul 07, 2014 2:23 pm by hgp.tuyetngoc

» Những yếu tố quyết định sự chính xác cao của bản dịch văn bản.
Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt(phần 2) EmptyMon Jul 07, 2014 1:34 pm by hgp.tuyetngoc

» Phần Mềm Dịch Thuật Y Khoa - Bước Đột Phá Mới Của Công Nghệ
Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt(phần 2) EmptySat Jun 28, 2014 10:54 am by Đăng Diệu Thảo Ly

» Dịch Tài Liệu Nhanh - Chính Xác - Tiết Kiệm
Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt(phần 2) EmptySat Jun 28, 2014 8:17 am by Đăng Diệu Thảo Ly

» Khi Ngoại Ngữ Trở Nên Quan Trọng, Bạn Cần Những Gì?
Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt(phần 2) EmptyThu Jun 26, 2014 9:56 am by hgp.lanphuong

» Tìm Hiểu Về Nghề Dịch Thuật Freelance Tại Việt Nam
Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt(phần 2) EmptyThu Jun 26, 2014 9:49 am by hgp.lanphuong

» Dich Thuật Anh Việt Online - Kết Nối Thế Giới Trong Tầm Tay
Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt(phần 2) EmptySat Jun 21, 2014 9:47 am by Đăng Diệu Thảo Ly

» Dịch Thuật Tiếng Anh Xây Dựng
Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt(phần 2) EmptyWed Jun 18, 2014 3:57 pm by Đăng Diệu Thảo Ly

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Statistics
Diễn Đàn hiện có 151 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: dichcongchungnhanh

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 262 in 193 subjects
Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 88 người, vào ngày Fri Nov 08, 2024 3:26 am

Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt(phần 2)

Go down

Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt(phần 2) Empty Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt(phần 2)

Bài gửi by phuclord Wed Aug 20, 2008 4:48 pm

2.1. Như chúng ta đã biết, tiếng Anh là một ngôn ngữ thuộc loại hình khuất chiết nhưng lại được xếp vào nhóm phân tích. Nghĩa là việc cấu tạo từ tiếng Anh đã bớt phần biến hình và có thêm phương thức hư từ, trật tự từ… Còn tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập điển hình, không có hiện tượng biến hình và chỉ có căn tố. Như vậy, có thể dễ dàng nhận ra là về mặt cấu tạo từ, giữa tiếng Việt và tiếng Anh cũng có một điểm chung là phương thức hư từ, trật tự từ – mặc dù, như đã nói ở trên, phương thức hư từ và trật tự từ không phải là một phương thức điển hình của Anh ngữ.

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, GS. Nguyễn Tài Cẩn đã chia các hình vị tiếng Việt thành 4 loại:

Tiếng độc lập Tiếng không độc lập
Thực Hư
Tiếng có nghĩa học sẽ quốc (quốc kì)
giả (học giả)
Tiếng vô nghĩa - - dãi (dễ dãi)
cộ (xe cộ)

(Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, trang 37)

Hay như một cách diễn đạt khác của TS. Nguyễn Hồng Cổn:

Giá trị →

Hoạt động ↓
Có giá trị ngữ nghĩa Có giá trị ngữ pháp
Độc lập hoàn toàn học, đẹp… sẽ, dù…
Độc lập không hoàn toàn thuỷ, quốc… bù (bù nhìn)… bất, vô…

2.2. Trong khi trình bày về thành tố cấu tạo từ, GS. Nguyễn Thiện Giáp đưa ra khái niệm bán phụ tố. Đó là “những yếu tố không mất hoàn toàn ý nghĩa sự vật của mình, nhưng lại được lặp lại trong nhiều từ, có tính chất của những phụ tố cấu tạo từ. Tiêu chí cơ bản của bán phụ tố là tính chất phụ trợ của nó, thể hiện trong những đặc điểm về ý nghĩa, phân bố và chức năng. Trong khi hoàn thành chức năng cấu tạo từ, chúng vẫn giữ mối liên hệ về ý nghĩa và hình thức với những từ gốc hoạt động độc lập, cho nên chúng không chuyển hoàn toàn thành các phụ tố” (Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, H., 1998, trang 67). Và khi đối chiếu với tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “Trong tiếng Việt, những yếu tố như viên, giả, sĩ, hoá… cũng có tính chất của các bán phụ tố” (sđd, trang 68). Đối chiếu với các phân loại của TS. Nguyễn Hồng Cổn thì chúng ta thấy các hình vị có giá trị ngữ pháp nhưng không độc lập hoàn toàn và có nguồn gốc Hán Việt là những hình vị có tính chất của các bán phụ tố. Sau đây là một vài ví dụ:

-sĩ : nghệ sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, viện sĩ, nha sĩ…
-học : dân tộc học, tâm lí học, xã hội học, sinh học…
tiền- : tiền đề, tiền lệ, tiền sử, tiền tố, tiền nhiệm…
bất- : bất biến, bất cẩn, bất chính, bất công, bất định, bất nhân, bất nghĩa, bất ngờ…

Có thể nhận thấy, trong các ví dụ trên, mỗi từ đều được cấu tạo từ hai yếu tố: một yếu tố mang nghĩa từ vựng cho toàn từ, còn yếu tố kia lại có thiên hướng về ý nghĩa ngữ pháp. Các yếu tố thứ hai đó chính là các hình vị có tính chất của các bạn phụ tố mà chúng ta đang nói tới. Và, khi đối chiếu với các từ tiếng Anh tương ứng, chúng ta sẽ nhận thấy có những sự tương ứng nhất định giữa các “bán phụ tố” tiếng Việt với các phụ tố tiếng Anh về vai trò trong cấu tạo từ:

– artist, painter, musican, academician, dentist…
– ethnology, pschology, sociology, biology…
– premise, precedent, prehistoric, prefix, predecessor…
– invariable, careless, illegal, injustice, indeterminate, humanless, ungrateful, unexpected…
– …
Như vậy, rõ ràng là đã có một sự tương ứng về vai trò trong việc cấu tạo từ giữa các “bán phụ tố” tiếng Việt với các phụ tố tiếng Anh. Tuy nhiên, sự tương ứng này không phải là tương ứng 1–1 hoàn toàn, nghĩa là không phải cứ ứng với một “bán phụ tố” tiếng Việt là một phụ tố tiếng Anh. Rõ ràng là ứng với sĩ- trong tiếng Việt là: -ist, -er, -an… trong tiếng Anh; hay giữa bất- với các phụ tố in-, -less, il-, un-…. Đó là khi chúng ta lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ gốc để đối chiếu. Ngược lại, khi ngôn ngữ cơ sở đó là tiếng Anh thì ta cũng nhận thấy tình trạng như vậy. Ví dụ với phụ tố -er trong tiếng Anh, nó làm thành tố cấu tạo các từ như: painter, teacher, worker, driver… thì các “bán phụ tố” tiếng Việt tương ứng lúc này lại là: -sĩ (hoạ sĩ), -viên (giáo viên), -nhân (công nhân), trình- (trình điều khiển)…

Do vậy, sự tương ứng đó phải nằm ở một bậc cao hơn, và mang tính khái quát.

Như chúng ta đã biết, một trong những chức năng lớn nhất của từ là chức năng định danh. Nghĩa là, từ là phương tiện dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất… Xét về mặt logic thì có thể coi từ tương đương với các khái niệm (và chỉ là tương đương mà thôi). Trong khi đó, ở các dân tộc, các cộng đồng luôn có những phạm trù về thời gian, tính chân thực, về sự khẳng định hay phủ định… Đó là những cái chung. Tuy nhiên, giữa các ngôn ngữ khác nhau và giống nhau trong việc định danh. Điểm tương đồng giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong cấu tạo từ có thể nhận thấy trước nhất ở mô hình theo kiểu căn tố+phụ tố/ “bán phụ tố”. Những ví dụ trên đã cho thấy điều đó. Tuy nhiên, về tần suất sử dụng và bản chất của mô hình này ở mỗi ngôn ngữ là khác nhau. Và chúng ta có thể khẳng định rằng đó là một hiện tượng phổ biến trong tỉếng Anh, bởi đơn giản tiếng Anh là một ngôn ngữ thuộc loại hình khuất chiết.

Mặc dù không thể có sự tương ứng 1–1 ở mặt đơn vị cấu tạo từ nhưng nếu xét ở một bình diện khác, bình diện phạm trù ý nghĩa mà các hình vị đó thể hiện thì chúng ta có thể thấy: Đối với mỗi phạm trù (phủ định, chỉ con người, chỉ ngành khoa học…) ở mỗi ngôn ngữ luôn có những nhóm hình vị nhất định.

Ví dụ:

a. Phạm trù sự phủ định

a1. Tiếng Anh

dis- : dishonest, disorganize, dislike, disappear, disadvantage
il (+l)- : illegal, illiberal
im (+m or p)- : imposible, impolite
in- : indirect, invisible, injustice
ir (+r)- : irregular, irrelevant
non- : non-alcohobic, non-stop, non-profit
un- : uncomfortable, unusual, undated, uncertain, unpack, unzip
-less : hopeless, powerless
a2. Tiếng Việt

bất- : bất định, bấn đồng, bất biến, bất tận…
phi- : phi lí, phi nghĩa…
vô- : vô vi, vô đạo, vô tình, vô hình…
b. Phạm trù khả năng

b1. Tiếng Anh

-able : writeable, unable, comfortable…
-ible : visible, possible, comprehensible…
b2. Tiếng Việt

khả- : khả dụng, khả năng, khả biến…
-được : viết được, ăn được, nhìn (thấy) được…
c. Phạm trù chỉ người

c1. Tiếng Anh

-er/or : driver, editor
-ist : tourist, scientist
-ant/ent : assistant, student
-an/ian : republican, electrician
-ee : employee, examinee
c2. Tiếng Việt

-sĩ : nhạc sĩ, hoạ sĩ, giáo sĩ, nha sĩ, bác sĩ, viện sĩ…
-viên : giáo viên, sinh viên, nhân viên, diễn viên…
-giả : học giả, tác giả, kí giả…
-nhân : thi nhân, quân nhân, công nhân, nạn nhân, bệnh nhân…
nhà- : nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo…
v.v và v.v…

Trong các ví dụ cho cách 3 (phần 1.2), chúng tôi đã chủ ý sắp xếp theo hướng giảm dần tính độc lập của các thành tố tham gia cấu tạo thuật ngữ: từ những căn tố tiếng Anh và từ ghép trong tiếng Việt đến các phụ tố trong tiếng Anh và các hình vị có nghĩa không độc lập trong tiếng Việt. Trong số 82 thuật ngữ (bao gồm cả thuật ngữ tin học và một số thuật ngữ bóng đá) mà chúng tôi tạm lấy làm tư liệu (xem phần Phụ lục) thì có tới 42 trường hợp sử dụng cách 3. Tất nhiên, tỉ lệ này có thể thay đổi khi có thống kê đầy đủ các thuật ngữ đã được dịch, nhưng chắc chắn cách 3 sẽ là cách phổ biến nhất, bởi vì nó sẽ vừa đảm bảo việc tiết kiệm (sử dụng những yếu tố có sẵn) vừa đảm bảo khả năng dễ liên tưởng, nhất là sự liên tưởng giữa các phụ tố tiếng Anh với các hình vị có nghĩa không độc lập (bao gồm cả các “bán phụ tố”) trong tiếng Việt. Hơn nữa, như chúng ta đã biết, các hình vị tiếng Việt loại này có sức sản sinh từ rất cao do nội dung ngữ nghĩa của mỗi hình vị đều mang tính phạm trù, chứ không đơn thuần là một khái niệm đơn lẻ. Và sự tồn tại của những nhóm phụ tố – “bán phụ tố” tương đương giữa tiếng Anh và tiếng Việt như đã trình bày là một thuận lợi rất lớn cho công tác dịch thuật.

Do điều kiện thời gian cũng như những đòi hỏi khách quan khác mà trong bài viết này chúng tôi chưa thể đưa ra một bảng đối chiếu các phụ tố tiếng Anh với các “bán phụ tố” tiếng Việt và các yếu tố tương đương. Trong khi đó, trên thực tế, một hạn chế của các từ điển đối chiếu (kể cả từ điển phụ tố) hiện nay là mới chỉ đưa ra các đối chiếu một cách rời rạc (word-by-word). Nếu chúng ta xây dựng được một bảng đối chiếu dựa trên các phạm trù thì sẽ tăng khả năng liên tưởng cũng như tăng khả năng chọn lựa từ ngữ hơn trong khi thực hiện công tác dịch thuật, đặc biệt là dịch các thuật ngữ mới.

Nguồn:http://ngonngu.net/index.php?p=8

phuclord

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 20/08/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết